An toàn thực phẩm trong trường học đang là vấn đề đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, bởi vì đối tượng sử dụng và tiêu thụ thực phẩm ở đây là trẻ nhỏ, là học sinh bán trú tại nhà trường. Chính vì lý do này, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường học đang là sự quan tâm không chỉ riêng đối với phụ huynh học sinh, đối với nhà trường mà còn đối với toàn xã hội.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này Nhà nước đã có những quy định cụ thể về việc bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm trong trường học. Cụ thể, tại Điều 6 của Thông tư Liên tịch số 13/2016/TTLB-BYT-BGDĐT:
“Điều 6. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm
1.Trường học có bếp ăn nội trú, bán trú
a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT;
b) Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố;
c) Đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
2. Đối với các trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp thức ăn cho học sinh; căn tin của nhà trường phải bảo đảm yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Như vậy, cũng giống như quy đinh chung của BYT đối với các bếp ăn tập thể, cơ sở đủ điều kiện… qua các quy định trên ta có thể thấy rằng, việc đảm bảo các yêu cầu, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường học là vô cùng chặt chẽ, từ các yêu cầu về địa điểm chế biến, trang thiết bị, CCDC đến các bước lựa chọn thực phẩm trước khi đưa vào sơ chế, chế biến phục vụ… không chỉ vậy, các quy định về môi trường, dụng cụ ăn uống cho học sinh cũng được đề cập và đưa ra các yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm một cách tốt nhất phục vụ cho học sinh.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc vi phạm quy định pháp luật của các cơ sở cung cấp suất ăn chế biến sẵn, thầu bếp ăn tập thể. Tuy nhiên, vẫn xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn, đặc biệt là bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp và trường học, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động và học sinh.
“Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong năm 2023, toàn quốc ghi nhận 125 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 2.100 người mắc, 28 trường hợp tử vong. Con số này cao hơn nhiều so với năm 2022. Quý I/2024, trên toàn quốc ghi nhận 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 659 người mắc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong. Riêng trong tháng 3/2024, cả nước xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm làm 368 người mắc. Điều khiến nhiều người xót xa hơn cả là có rất nhiều học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước là nạn nhân của các vụ ngộ độc” Trích – Báo Đảng cộng sản – https://dangcongsan.vn/tieu-diem/canh-canh-noi-lo-662932.html
Riêng đối với trường học có các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như:
Trưa 17/11/2022, trường Ischool Nha Trang tổ chức ăn bán trú với các món cơm gà, gỏi gà, cánh gà chiên, súp canh gà, hơn 600 học sinh, giáo viên của trường này bị ngộ độc với tình trạng đau bụng, tiêu chảy, sốt, phải nhập viện. Trong số đó có một học sinh 6 tuổi tử vong.
Ngày 10.11.2023, đã xảy vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học – THCS – THPT Victory (TP Buôn Ma Thuật) khi tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh ba cấp học với 3.200 suất ăn. Trong đó, cấp tiểu học phục vụ 1.600 suất ăn với 4 món, gồm: Sữa su su 110ml, mì ý xốt bò bằm, bí đỏ chiên, nước cam.
Mới đây, 37 học sinh Trường tiểu học Vĩnh Trường và Trường THCS Trần Hưng Đạo (phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang) bị các triệu chứng ngộ độc thực phẩm xảy ra sáng 5-4 được nhà trường, gia đình đưa đến các bệnh viện để cấp cứu, khám, điều trị. Trong số các học sinh nhập viện có 1 nữ sinh lớp 5/4 Trường tiểu học Vĩnh Trường tử vong (Nguồn – Tuổi trẻ https://tuoitre.vn/25-hoc-sinh-bi-trieu-chung-ngo-doc-thuc-pham-o-nha-trang-con-nam-vien-20240407191351238.htm ).
Hay vụ ngộ độc bánh mì vào ngày 1/5 tại Đồng Nai khiến cho 568 người nhập viện khám và điều trị cũng là một lời cảnh tỉnh đối với việc cần tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm và không thể chủ quan, lơ là đối với vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt khi đối tượng sử dụng là các em nhỏ…
Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường học thời gian qua, có thể nói nguyên nhân chủ yếu là các cơ sở chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó có thể do nguồn gốc nguyên liệu, thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhưng cũng không thể không loại trừ nguyên nhân do nhận thức của người trực tiếp tham gia chế biến, đóng gói… còn hạn chế, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ và thực hiện các quy trình quy định BYT đã đề ra.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: “Bữa ăn đông người khó kiểm soát vì nhiều người làm, phải chuẩn bị thực phẩm từ trước, dự trữ, bảo quản lâu nhưng lại không đúng cách, dụng cụ nhiều và nguy cơ nhiễm bẩn từ dụng cụ dễ xảy ra. Chưa kể, bàn tay người chế biến có vệ sinh sạch sẽ hay không; trong tập thể có người khỏe mạnh, có người ốm, hoặc đi từ đâu về nhưng lại không vệ sinh tay, sờ, cầm vào thực phẩm, thậm chí ăn ngay, nên rất dễ nhiễm độc do vi khuẩn, vi sinh vật gây ngộ độc chứ không phải do chất phụ gia trong thực phẩm tạo nên” (Nguồn – Báo CAND).
Theo Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ ( Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3) tại hội nghị bàn về vấn đề tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể nhấn mạnh “Trong những bữa ăn tập thể, nếu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo, khả năng ngộ độc nhiều người rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, thay vì chỉ đi tìm nguyên nhân, các đơn vị nên tìm ra phương pháp để phòng ngừa”.
Từ những nhận xét và ý kiến trên, có thể thấy bên cạnh nguyên nhân yếu tố đầu vào là nguồn thực phẩm không đảm bảo, còn có các nguyên nhân khác dẫn đến ngộ độc thực phẩm, đó là: xuất phát từ ý thức, tính chủ quan, thói quen hay nghiệp vụ của người trực tiếp tham gia chế biến, sản xuất, lưu trữ…
Hiểu được điều này, hiện nay tại Minh Khang chúng tôi thường xuyên tổ chức các lớp “thực hành an toàn thực phẩm” cho các đối tượng là người tham gia trực tiếp quá trình sơ chế, chế biến và phục vụ cho các cơ sở, doanh nghiệp, trường học đang tổ chức nấu ăn, phục vụ tại các bếp ăn bán trú (nấu tại chỗ hoặc nấu mang vào).
Nội dung bài giảng được soạn thảo trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học… Nội dung truyền đạt ngắn gọn, dễ hiểu, có hình ảnh minh họa, ví dụ thực tế và phù hợp với mọi đối tượng đang làm việc trong ngành. Được các chủ cơ sở, doanh nghiệp cung cấp suất ăn, công nhận sau khi học người lao động đã làm việc tích cực và hiệu quả hơn…
Các anh chị, chủ cơ sở, doanh nghiệp hoặc quý trường đang tự tổ chức có nhu cầu đào tạo cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên hay bảo mẫu…Vui lòng liên hệ tại đây
Vì sự an toàn và tương lai của con em, rất mong được hợp tác cùng Quý nhà trường và các cơ sở, doanh nghiệp.
Minh Khang
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.