(Bài viết dành cho Các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở cung cấp Dịch vụ Suất ăn công nghiệp, Thầu bếp ăn tập thể)
Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam, đang tác động rất lớn đến các công ty Suất ăn công nghiệp. Nhiều công ty, cơ sở đang gặp khó khăn khi khách hàng và số lượng phục vụ suất ăn hàng ngày bị giảm (do nhiều Khách hàng không có đơn hàng, hoạt động cầm chừng và không có tăng ca…).
Đây thật sự là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nó vẫn cứ xảy ra! Làm thế nào để tồn tại và cần phải làm gì trong giai đoạn này, là câu hỏi của hầu hết các chủ Doanh nghiệp trong lúc này.
- Cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân sự là điều mà hầu hết các doanh nghiệp hay chủ cơ sở nghĩ đến đầu tiên. Vậy, cắt giảm như thế nào đây?
- Bộ máy vận hành của công ty về cơ bản không thể cắt giảm hơn nữa, các chi phí cố định cũng không thể giảm đi…
- Vậy, phải làm gì trong giai đoạn này?…
Với đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp, có thể có nhiều phương án hay hành động khác nhau để tồn tại. Vậy, sau giai đoạn tồn tại, vượt qua khó khăn này là gì? Chúng ta đã có kế hoạch hay sự chuẩn bị gì cho giai đoạn kế tiếp chưa?
Cần hiểu rằng, một doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả luôn có 02 yếu tố cùng song hành, đó là: Khách hàng (yếu tố bên ngoài) và tổ chức, con người, tài chính… (yếu tố bên trong). Cả 02 yếu tố trên nếu tốt, chắc chắn Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, ngược lại nếu 01 trong 02 không tốt hoặc không cân xứng, một trong hai không tốt, chắc chắn hiệu quả mang lại là kém hơn.
Có thể chúng ta đã nhận thấy: tỉ lệ lợi nhuận lúc số lượng phần ăn ít cao hơn khi số lượng phần ăn tăng lên. Hoặc vì sao chúng ta kiếm thêm được khách hàng này lại mất đi khách hàng kia? Hay khi tổng số suất ăn hàng ngày tăng lên đến 15.000 phần/ngày là bắt đầu mất kiểm soát, thường xuyên có khiếu nại của khách hàng, mất hợp đồng … Vậy chúng ta có thấy hoặc tìm ra được nguyên nhân thật sự của vấn đề này chưa?
Câu trả lời hay nguyên nhân ở đây chính là do chúng ta mất đi sự kiểm soát về: chi phí, định lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…dẫn đến việc khách hàng thường xuyên “lập biên bản”, phạt tiền, mất khách hàng hay tính hiệu quả, lợi nhuận có tỉ lệ thấp hơn mong đợi.
Đối với một doanh nghiệp, đó chính là vấn đề của Tổ chức, của Điều hành và của Quản lý – không kiểm soát hết các vấn đề phải đối mặt, phát sinh trong quá trình hoạt động, thiếu định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển và đặc biệt chưa có kế hoạch về nhân sự đáp ứng cho nhu cầu phát triển (tăng thêm khách hàng) của doanh nghiệp nói chung, đối với Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ Suất ăn công nghiệp nói riêng.
Vậy tại sao trong giai đoạn khó khăn, vừa có ít khách hàng trong khi bộ máy vận hành của chúng ta lại không cắt giảm được (nhất là cấp điều hành, quản lý), chúng ta không nghĩ đến vấn đề cải tổ, nâng cấp, trang bị kiến thức chuyên môn, tính chuyên nghiệp cho cấp điều hành và quản lý để chuẩn bị cho sự phát triển, tăng thêm khách hàng khi nền kinh tế trở lại bình thường… nhằm tránh đi vết xe đổ như đã xảy ra trong thời gian qua: có thêm khách hàng nhưng không giữ được khách hàng!
Đây cũng chính là định hướng chiến lược trong kinh doanh. Hãy biến khó khăn thành cơ hội: cơ hội để nhìn lại, để rút kinh nghiệm, để cũng cố, thay đổi, nâng cao chuyên môn, tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp, đón đầu và sẵn sàng cho một giai đoạn mới.
Nói một cách khác, nên tận dụng giai đoạn khó khăn “nhưng nhàn rỗi” này để cải tổ doanh nghiệp cho tốt hơn, bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn.
Để hiểu thêm về vấn đề này – vui lòng liên hệ ĐT/ZALO: 0903548639 – Mr. Thạnh – Công ty Tư vấn & Đào tạo MINH KHANG rất hân hạnh được đồng hành và phục vụ.
MINH KHANG
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.